1. Giới thiệu chung
2. Đội ngũ cán bộ
Các cán bộ cơ hữu hiện nay của Bộ môn bao gồm:
- PGS. TS. Phạm Thị Thu Hà, Giảng viên cao cấp, Trưởng Bộ môn
- TS. Trần Thị Minh Hằng – Giảng viên, Phó trưởng Bộ môn
- TS. Trần Thiện Cường – Giảng viên, Phó trưởng Khoa
- TS. Phạm Anh Hùng – Giảng viên
- NCS.ThS. Phạm Hùng Sơn – Nghiên cứu viên
3. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ môn
- Chức năng:
Là đơn vị chuyên môn thuộc Khoa Môi trường, hoạt động theo quy định hiện hành của Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Khoa học tự nhiên với chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên xây dựng và phát triển công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về Môi trường và Phát triển bền vững; Năng lượng môi trường; Mô hình hóa môi trường; biến đổi khí hậu; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng tiếp cận cân bằng, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ:
– Xây dựng và phát triển các hướng chuyên môn về Môi trường và Phát triển bền vững; Năng lượng môi trường; Mô hình hóa môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên theo hướng tiếp cận cân bằng, hài hòa giữa phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
– Tham gia công tác đào tạo các chuyên ngành đào tạo của Khoa Môi trường như Khoa học môi trường; Môi trường và Phát triển bền vững; công nghệ kỹ thuật môi trường; khoa học đất, Khoa học và công nghệ thực phẩm,.. ở trình độ đại học và sau đại học
– Hợp tác về đào tạo và nghiên cứu với các đơn vị trong nước và quốc tế trong lĩnh vực MT&PTBV; sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; sức chịu tải của môi trường; tính bền vững của các hệ thống tự nhiên và xã hội; năng lượng môi trường, an ninh và xung đột môi trường; biến đổi khí hậu.
– Biên soạn giáo trình, bài giảng
4. Hoạt động và định hướng nghiên cứu chính
– Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường và PTBV, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên
– Nghiên cứu các các giải pháp phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo góp phần BVMT và tiến tới sự phát triển bền vững;
– Nghiên cứu và đánh giá tính an toàn môi trường – xã hội, các xung đột, an ninh môi trường; phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dễ bị tổn thương; tri thức bản địa,…
– Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ.
– Nghiên cứu xây dựng các mô hình PTBV, trong đó chú trọng các vấn đề về quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên thiên nhiên (đô thị bền vững, nông thôn bền vững, mô hình kinh tế xanh,…); phát triển và ứng dụng bộ chỉ số PTBV của Uỷ ban Phát triển bền vững LHQ (UN CSD) cùng bộ chỉ số PTBV về tài nguyên và môi trường ở Việt Nam (ESIVN); Đánh giá tính bền vững theo các thước đo BS và LSI;
5. Hợp tác trong nước và quốc tế
- Các đối tác trong nước:
Mặc dù mới thành lập nhưng đến nay Bộ môn Môi trường và Phát triển Bền vững đã xây dựng được mối liên kết và hợp tác với nhiều đối tác từ Trung ương đến địa phương như Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội; Cục Biến đổi khí hậu; Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh Yên Bái; Lai Châu; Lạng Sơn; Bắc Giang; Vĩnh Phúc; Thái Bình; Thanh Hóa; Hà Nam; Hưng Yên, Học viện Nông nghiệp Hà Nội; Đại học Thuỷ lợi; Trường Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường; Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội; Đại học Lâm nghiệp; Đại học Thái Nguyên… Trong số những đối tác này, một số đơn vị sẵn sàng tiếp nhận những sinh viên có năng lực đã được đào tạo ở Bộ môn.
- Các đối tác quốc tế:
Các đối tác quốc tế mà Bộ môn Môi trường và Phát triển bền vững đang hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đào tạo bao gồm:
– Trường Đại học Kanazawa (Nhật Bản)
– Đại học Hohenheim, Đức
– Viện Công nghệ Châu Á (AIT) (Thái Lan)
– Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (Worlbank)
– Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Việt Nam (ADB)
– Tập đoàn năng lượng EnBW, Đức
– Tập đoàn CorreiaInvest, Bồ Đào Nha
6. Thành tích trong công tác đào tạo và nghiên cứu
- Đào tạo:
Hiện nay Bộ môn đang được Khoa giao đào tạo sinh viên chuyên ngành Mô hình hóa môi trường và PTBV (hệ cử nhân); Môi trường và phát triển bền vững (hệ cao học) và năng lượng môi trường (hệ cao học).
Ngoài ra các cán bộ của Bộ môn cũng tham gia vào công tác giảng dạy nhiều học phần cho sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh của Khoa Môi trường thuộc các ngành đào tạo: Khoa học Môi trường, Công nghệ kỹ thuật môi trường; khoa học đất.
Nhiều Cử nhân, Thạc sĩ đã được các cán bộ trong Bộ môn hướng dẫn làm khóa luận/luận văn tốt nghiệp và đã bảo vệ thành công. Hiện tại cán bộ của Bộ môn cũng đang trực tiếp hướng dẫn 2 NCS làm luận án tiến sĩ.
- Công tác nghiên cứu khoa học
Các cán bộ của Bộ môn hiện đang chủ trì, tham gia thực hiện 03 đề tài cấp nhà nước; 02 đề tài cấp Bộ, chủ trì 01 đề tài cấp ĐHQG, 02 nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh và 02 đề tài TN.
Số lượng các công trình khoa học đã được đăng trên các tạp chí, hội nghị khoa học trong và ngoài nước từ năm 2018 đến nay là:
– Tạp chí khoa học trong nước: 12 bài báo
– Tạp chí khoa học Quốc tế (danh mục ISI/Scopus): 02 bài báo
– Hội thảo trong nước : 05 báo cáo
– Hội thảo hội nghị Quốc tế: 0 báo cáo
7. Hoạt động dịch vụ
Ngoài các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, Bộ môn còn tham gia vào các hoạt động dịch vụ tư vấn như:
– Tư vấn giám sát an toàn môi trường và xã hội; quan trắc đánh giá chất lượng môi trường; đánh giá tác động môi trường, đánh giá môi trường chiến lược cho các dự án phát triển; giám sát an toàn xã hội và công tác đền bù tái định cư
– Tư vấn xây dựng và đánh giá tính bền vững của theo các chỉ số PTBV;
– Điều tra đánh giá các nguồn thải và khả năng tiếp nhận chất thải và sức chịu tải của các thành phần môi trường tự nhiên
– Đánh giá mức độ tác động và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu
– Phản biện xã hội đối với các vấn đề an toàn môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên nguyên thiên nhiên; biến đổi khí hậu
– Tham gia các dự án chuyển giao khoa học và công nghệ.
Địa chỉ liên hệ:
Phòng 405A nhà T2, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà nội
Tel.: 024.38584995; Email: