- Giới thiệu chung
Năm 1995 Khoa Môi trường được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (435/TCCB ngày 21 tháng 10 năm 1995), bộ môn Công nghệ Môi trường (trước đây là bộ môn Mô hình hoá và Công nghệ môi trường) được Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Tự nhiên ra Quyết định thành lập ngày 13/2/1996. Ban đầu, khi thành lập bộ môn chỉ có 4 cán bộ cơ hữu là PGS. TS. Phạm Ngọc Hồ (Chủ nhiệm Khoa), TS. Trịnh Thị Thanh (Chủ nhiệm Bộ môn), ThS. Trần Yêm (Phó Chủ nhiệm Bộ môn) và CN. Đồng Kim Loan, sau đó bổ sung CN. Nguyễn Mạnh Khải, KTV. Đỗ Thị Mộc, PGS. TS. Lê Diên Dực và ThS. Vũ Quyết Thắng (cán bộ CRES) về công tác tại bộ môn. Trong khoảng 10 năm sau đó (từ 2000), một số cán bộ tốt nghiệp ThS, TS (TS. Nguyễn Thị Hà, ThS. Vũ Văn Mạnh, ThS. Nguyễn Thị Ánh Tuyết,…) và một số cán bộ thuyên chuyển (PGS. Nguyễn Thị Loan, ThS. Phạm Thị Mai, KS. Đỗ Anh Tuấn, TS. Trần Văn Quy…) đã về công tác tại bộ môn.
Qua chặng đường 24 năm phát triển, đến nay bộ môn có 14 cán bộ (04 Nam, 10 Nữ), trong đó có 04 PGS, 05 TS, 02 NCS; 02 ThS và 03 cán bộ kiêm nhiệm. 100% giảng viên có trình độ sau đại học, chuyên môn sâu về Công nghệ kỹ thuật môi trường và Khoa học môi trường. Nhiều giảng viên tốt nghiệp sau cao học ở nước ngoài: Học viện Kỹ thuật Châu Á (AIT) Thái Lan, Úc, Liên bang Nga, Thụy điển, Tiệp Khắc, Bỉ, Đức, Nhật.
Trong nghiên cứu và giảng dạy về Công nghệ kỹ thuật môi trường, Bộ môn còn hợp tác chặt chẽ với nhiều đơn vị trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng, Chương trình cử nhân Công nghệ kỹ thuật môi trường do Bộ môn phụ trách đã được đánh giá đạt chuẩn về chất lượng theo Mạng lưới các trường đại học đông nam Á (AUN).
Trong các cán bộ của bộ môn nhiều Thầy Cô đã và đang tham gia công tác lãnh đạo Khoa: GS.TS. Phạm Ngọc Hồ – nguyên chủ nhiệm Khoa 2 nhiệm kỳ từ 1996-2004, nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường (2004-2010); PGS.TS. Trịnh Thị Thanh – nguyên phó chủ nhiệm Khoa nhiệm kỳ 2000-2004; nguyên bí thư chi bộ (2005-2008); ThS. Phạm Thị Mai – nguyên chủ tịch công đoàn 2 nhiệm kỳ; PGS. Đồng Kim Loan nguyên chủ tịch công đoàn khoa; PGS.TS. Nguyễn Thị Hà – nguyên phó chủ nhiệm Khoa nhiệm kỳ 2004-2009, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải – nguyên là Phó chủ nhiệm Khoa nhiệm kỳ 2009-2017, hiện đang là Trưởng khoa; TS. Phạm Thị Thúy hiện là Phó Trưởng khoa; CN Lê Hương Giang hiện là phó chủ tịch công đoàn khoa, TS. Lê Thị Hoàng Oanh là Ủy viên BCH Công đoàn Khoa.
2. Đội ngũ cán bộ
Cán bộ đang giảng dạy
STT | Họ và tên | Học hàm, học vị | Chức vụ |
1 | Nguyễn Thị Hà | TS | Trưởng Bộ môn, Giảng viên |
2 | Ngô Vân Anh | TS | Giảng viên |
3 | Phạm Hoàng Giang | ThS | Giảng viên |
4 | Lê Hương Giang | ThS | Kỹ thuật viên |
5 | Đỗ Quang Huy | PGS.TS | Giảng viên |
6 | Nguyễn Mạnh Khải | PGS.TS | Trưởng Khoa, Giảng viên |
7 | Lưu Minh Loan | ThS | Nghiên cứu viên |
8 | Trần Thị Huyền Nga | TS | Giảng viên |
9 | Lê Thị Hoàng Oanh | TS | Giảng viên |
10 | Nguyễn Minh Phương | TS | Giảng viên |
11 | Phạm Thị Thúy | TS | Phó trưởng khoa, Giảng viên |
12 | Hoàng Minh Trang | ThS | Giảng viên |
13 | Cái Anh Tú | ThS | Nghiên cứu viên |
14 | Trần Thị Hồng | PGS.TS | Giảng viên |
Cán bộ kiêm nhiệm
STT | Họ và tên | Học hàm, học vị | Đơn vị công tác |
1 | Trần Văn Quy | PGS.TS | Ban Quản lý dự án xây dựng Hòa Lạc |
2 | Ngô Thị Lan Phương | TS | Phòng sau đại học, Trường Đại học KHTN |
3 | Nguyễn Kiều Hưng | TS | Bộ Công an, Cục Phòng chống tội phạm về môi trường |
4 | Lê Văn Chiều | PGS. TS | Ban Quản lý dự án Đại học Quốc gia Hà Nội |
5 | Đỗ Phúc Quân | PGS. TS | CETASD |
Cán bộ đã về hưu
STT | Họ và tên | Học hàm, học vị | Thời gian công tác |
1 | Trần Yêm | PGS.TS | 1995-2015 |
2 | Trịnh Thị Thanh | PGS.TS | 1995-2012 |
3 | Đồng Kim Loan | PGS.TS | 1995-2017 |
4 | Nguyễn Thị Loan | PGS.TS | 1995-2017 |
5 | Trần Thị Phương | ThS | 1995-2014 |
6 | Phạm Thị Mai | ThS | 1995-2015 |
7 | Đỗ Thị Mộc | Cử nhân | 1995-2007 |
3. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ môn
Chức năng nhiệm vụ:
- Giảng dạy đại học, sau đại học
- Xây dựng, phát triển chương trình, giáo trình, bài giảng, sách phục vụ giảng dạy vfa nghiên cứu
- Nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng với các hướng nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ kỹ thuật môi trường, phân tích đánh giá môi trường, độc học và xử lý độc chất.
4. Hoạt động nghiên cứu khoa học
Các hướng nghiên cứu chính:
- Công nghệ xử lý chất thải: tận dụng chất thải, chế tạo vật liệu tiếp cận công nghệ không chất thải; cơ chế và động học của các quá trình công nghệ trong xử lý ô nhiễm môi trường, triển khai ứng dụng trong thực tế,…
- Độc học môi trường: Hình thái và chuyển hóa của độc chất/chất ô nhiễm, sự tích lũy, các quá trình lan nhiễm, tác động đến môi trường và hệ sinh thái, các biện pháp công nghệ để kiểm soát, xử lý độc chất
- Kỹ thuật phân tích và đánh giá môi trường: Đánh giá chất lượng môi trường và các ảnh hưởng, tác động môi trường, đánh giá công nghệ xử lý chất thải
Định hướng phát triển:
- Tiếp tục phát triển theo các hướng NCKH và đào tạo đã định.
- Phát triển hướng Vật liệu xử lý môi trường và Công nghệ xanh trong xử lý chất thải. Mở rộng các hướng nghiên cứu chuyên sâu về độc học môi trường gắn với an toàn thực phẩm và môi trường lao động.
- Tiếp tục triển khai tổ chức đào tạo cử nhân Công nghệ kỹ thuật môi trường, thạc sĩ Kỹ thuật môi trường và Tiến sĩ Kỹ thuật môi trường.
- Tham gia đào tạo các ngành bậc đại học, sau đại học khác trong Khoa.
- Khi đủ nguồn lực xây dựng và thực hiện chuyên ngành đào tạo đại học, thạc sĩ về Độc học môi trường
5. Hợp tác trong nước và quốc tế
Cán bộ của bộ môn đã tham gia vào một số dự án hợp tác quốc tế, chương trình đào tạo ở nước ngoài: với đại học Tokyo, Kitakyushu, Nhật Bản; Dự án Saunac, Dự án với Đại học Rostock,…Cán bộ của bộ môn tham gia đồng hướng dẫn 01 NCS của đại học Cambridge, Anh. Tham gia giảng dạy chương trình Liên kết, hợp tác quốc tế:
- Chương trình Tiên tiến Đại học Thái Nguyên
- Chương trình Thạc sĩ Quản lý Tài nguyên và Công nghệ (TERMA) của Đại học Thủy lợi và Đại học Cologne, Đức.
- Chương trình ThS của Đại học Việt Pháp
- Chương trình ThS Kỹ thuật môi trường của Đại học Việt Nhật
Tham gia các đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu, hợp tác quốc tế, điển hình:
- Tham gia đề tài Hợp tác Quốc tế về “Xây dựng mạng lưới đô thị bền vững thông minh” cho các thành phố châu Á của EU
- Nhiệm vụ: Giảm nhẹ khủng hoảng môi trường trong tương lai – Sửa đổi chính sách từ Thảm họa cá chết hàng loạt của Bộ TNMT và UNDP
- Nhiệm vụ: Giám sát chất lượng nước mặt dựa vào cộng đồng của OXFAM
- Đề tài: Nghiên cứu mô hình xử lý nước phân tán sử dụng các vật liệu hấp phụ và trao đổi ion giá rẻ-hiệu năng cao, tái chế từ sản phẩm thải hợp tác với Bỉ
- Đề tài: Đánh giá khả năng loại bỏ kim loại nặng trong nước của vật liệu cellulosic rẻ, tái chế từ sản phẩm thải trong nông nghiệp hợp tác với Bỉ
6. Thành tích trong công tác giảng dạy và nghiên cứu
Giảng dạy
Thống kê về thành tích trong đào tạo của các giảng viên, cán bộ của bộ môn trong vòng 5 năm gần nhất:
– Hướng dẫn Tiến sĩ: 27 tiến sĩ (12 đã bảo vệ, 15 đang thực hiện)
– Hướng dẫn Thạc sĩ: 180 thạc sĩ (150 đã bảo vệ)
– Hướng dẫn cử nhân: khoảng 250 cử nhân (200 đã bảo vệ)
– Viết sách, giáo trình: 15 (trong nước); 03 (quốc tế)
– Biên soạn bài giảng: 08
Công tác nghiên cứu khoa học
Trong 5 năm qua (từ 2014), đã chủ trì và tham gia 65 đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế, cấp nhà nước và cấp Bộ, ĐHQG, tỉnh, thành phố, các hợp đồng nghiên cứu khoa học. Trong đó chủ trì 02 đề tài hợp tác quốc tế, 03 đề tài nhà nước và 05 đề tài cấp Đại học Quốc gia (tương đương cấp Bộ). Nhiều cán bộ của bộ môn giữ vai trò quan trọng trong các đề tài nghiên cứu khoa học quốc tế. Thống kê kết quả NCKH đạt được trong giai đoạn 2014-2019:
- Số đề tài chủ trì: 30 (02 quốc tế; 03 cấp Nhà nước, 08 cấp ĐHQG/cấp Bộ)
- Số đề tài tham gia: 35 (08 quốc tế; 06 cấp Nhà nước, 06 cấp ĐHQG/cấp Bộ)
- Số bài báo đăng trên Tạp chí quốc tế: 32 (24 SCOPUS/ISI)
- Số bài báo đăng trên Tạp chí trong nước: 80
- Số báo cáo tham gia Hội thảo khoa học quốc tế: 24
- Số báo cáo tham gia Hội thảo khoa học trong nước: 56
- Hướng dẫn NCKH sinh viên: 20 nhóm/năm (trung bình)
Một số thành tích điển hình: Bằng độc quyền sáng chế: “Bộ kit thử và phương pháp xác định nhanh amoni trong các nguồn nước cấp cho sinh hoạt và ăn uống” số VN 1-0014798 do Cục Sở hữu Trí tuệ, Bộ Khoa học & Công nghệ cấp năm 2015; Giải thưởng Ngày sáng tạo vì Môi trường của Ngân hàng Thế giới năm 2005.
Nhiều Thầy Cô có thành tích xuất sắc đã được nhận bằng khen các cấp, PGS.TS. Trịnh Thị Thanh và PGS.TS. Đỗ Quang Huy được nhận Danh hiệu Nhà Giáo Ưu tú. PGS.TS. Trần Thị Hồng được nhận Huân chương Lao động Hạng Ba; PGS.TS. Đỗ Quang Huy, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, PGS.TS. Nguyễn Thị Hà, PGS.TS. Trần Thị Hồng được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, PGS.TS. Nguyễn Thị Hà là chiến sĩ thi đua cấp Bộ GD-ĐT; PGS.TS. Trần Thị Hồng được nhận chiến sĩ thi đua cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và Bằng khen của Đại học Quốc gia Hà Nội. PGS. Đồng Kim Loan và TS. Phạm Thị Thúy được nhận bằng khen Nhà khoa học nữ tiêu biểu của Đại học Quốc gia Hà Nội. PGS. Đồng Kim Loan được nhận Huy chương “Vì sự nghiệp khoa học công nghệ”. Đặc biệt Tập thể Nữ cán bộ của Bộ môn được nhận Giải thưởng Kovalevskaia năm 2018.